Thiết kế kiến trúc không gian âm nhạc phòng khán giả phải đảm bảo các tiêu chuẩn về âm học cũng như thị giác. Đó là sự kết hợp giữa tính chính xác của kỹ thuật và chất cảm của nghệ thuật.
Các công trình nhà hát, phòng đa năng, sân khấu, rạp chiếu phim… là một đề tài hấp dẫn và đầy thách thức đối với các kiến trúc sư. Bởi lẽ, thể loại này không chỉ yêu cầu những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng, tính tiện nghi… mà còn là sự tính toán chính xác đến từ những con số.
Người kiến trúc sư trước khi thiết kế một công trình âm học phải nắm được những lý thuyết cổ điển từ thời Hy Lạp cổ đại, đúc kết qua nhiều thời kỳ để phù hợp với nhu cầu trình diễn nghệ thuật như ngày nay.
Dưới đây là 21 ví dụ tham khảo về bố trí mặt bằng phòng âm học – khán phòng, được chia làm 3 nhóm chính. Danh sách được lựa chọn bởi Nhóm Nghiên cứu và Giải pháp thiết kế Nhà hát (TSI).
Những bố cục sắp xếp ghế ngồi một chiều, toàn bộ khán giả sẽ tiếp cận sân khấu theo cùng một hướng. Đây là nhóm thiết kế âm học cơ bản, đơn giản và hiệu quả về mặt thị giác, được áp dụng nhiều trong các Nhà hát nhỏ, Sân khấu nhỏ, Phòng đa năng hay Rạp chiếu phim.
Bố cục thường sẽ theo hình chữ nhật, hình nón, lục giác, hình bầu dục… View nhìn của khán giả sẽ gần tương đương nhau. Nhưng với âm thanh thì khác những người ngồi xa thường bị giới hạn về âm thanh hơn so với những người ở hàng ghế trước. Thường sẽ phải bố trí thêm hệ thống điện thanh, loa… ở hai bên, trải đều toàn bộ phòng để duy trì được hiệu quả.
Bố cục này thường theo những dạng hình học cong, trải rộng về chiều ngang như hình quạt, vòng cung. Hệ thống ghế ngồi khi đó sẽ được sắp xếp theo một góc cố định từ sân khấu, thường là 130 độ.
Wide Fan có lợi thế hơn về âm học so với Nhóm 1, cũng là sự cân bằng giữa thính giác và thị giác, mặc dù view nhìn có vẻ yếu thế hơn một chút. Nếu sử dụng màn hình trình diễn cỡ vừa và nhỏ, hai bên sẽ khó nhìn hơn khu trung tâm.
kiến trúc sư thường áp dụng kiểu thiết kế này trong các công trình Nhà hát quy mô lớn, Phòng hòa nhạc thính phòng, Hội trường. Công năng về âm học khá hiệu quả bởi hình thức quạt (vòng cung) khiến âm thanh lan tỏa đều hơn, dội lại âm đến tai người nghe, phù hợp cho những buổi thuyết trình, trình diễn âm nhạc, hòa nhạc với dàn giao hưởng…
Thiết kế này lấy cảm hứng từ những Đấu trường Roma cổ, tuy nhiên hệ thống ghế ngồi chỉ chiếm 3/4 bố cục, khoảng từ 180-270 độ tính từ sân khấu trung tâm. Điểm mạnh của ¾ Arena là tính thuần âm học mang lại sự tương tác và kết nối chân thực giữa người biểu diễn và khán giả. Hơn thế nữa còn là sự kết nối, tính tương tác giữa khán giả với khản giả.
Tuy nhiên về thị giác, hình thức này không thể đảm bảo được yêu cầu về các bài thuyết trình, các tiết mục biểu diễn sử dụng màn hình lớn. Khi đó, giải pháp chữa cháy sẽ là các màn hình nhỏ xung quanh khán giả ở nhiều góc khác nhau, nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Mặc dù ba nhóm trên là những hình thức thiết kế không gian âm học điển hình, nhưng không phải là duy nhất. Một số bố cục tùy chọn khác có thể tham khảo như
Thiết kế kiến trúc không gian âm nhạc phòng khán giả